Trên Z1, Sony tập trung rất nhiều vào khả năng chụp hình, thể hiện qua việc hãng trang bị cho Z1 một chiếc máy ảnh với nhiều công nghệ phần cứng tiên tiến. Chúng bao gồm một cảm biến RS Exmor 1/2.3 inch độ phân giải 20.7mp, ống kính G có góc mở 27mm và độ mở ống kính f/2.0 cùng cảm biến ảnh BIONZ. Đây là những thành phần chính vốn được Sony sử dụng trên các máy ảnh ngắm và chụp của hãng. Có một điểm khá đáng tiếc ở camera thay nắp lưng sony z1 của Z1 là nó không có chống rung quang học (OIS) - tính năng không thể thiếu ở các máy điện thoại chuyên chụp hình. Ở mặt trước ta có một camera phụ độ phân giải 2mp, cho phép quay phim Full HD ở 30fps. Về phần mềm chụp ảnh, mình khá hài lòng với giao diện chụp hình của Z1. Ở màn hình chính, các tính năng quan trọng như bật tắt Flash, chuyển camera, tùy chỉnh thiết lập và xem lại hình được bố trí tách biệt và dễ truy cập. Mình đặc biệt thích thiết kế phím chụp hình và quay phim ngay cạnh nhau trên Z1, thay vì phải ấn nút chuyển qua lại giữa 2 chế độ ở các máy điện thoại khác. Sony cung cấp cho người dùng một loạt các tính năng chụp hình thú vị, tất cả được bố trí gọn gàng và trực quan trong phần lựa chọn chế độ chụp.


Mặc định chúng ta có chế độ chụp Tự động thông minh. Ở chế độ này, Z1 sẽ tự động lựa chọn phương án chụp tùy vào điều kiện ánh sáng, vật thể..., người dùng chỉ việc bấm nút chụp mà không cần phải tùy chỉnh bất kỳ thông số nào. Hình chụp ở chế độ tự động được Sony thiết lập mặc định ở độ phân giải 8mp, tỷ lệ 16:9, và bạn không thể thay đổi độ phân giải của camera. Đối với những người đam mê chụp ảnh, chắc hẳn bạn muốn có một chút kiểm soát về chất lượng đầu ra của bức ảnh. Không thành vấn đề, chỉ việc chuyển chế độ chụp sang Manual là bạn có ngay một loạt thay pin sony z1 các lựa chọn được thiết lập sẵn cho nhiều tình huống chụp, như chụp cảnh, chụp đêm, chụp chống rung do chuyển động hay chụp HDR. Bạn cũng có toàn quyền thiết lập các thông số về cân bằng trắng, bù sáng hay ISO cho ống kính. Tuy nhiên, giá mà Sony gom tất cả những thông số quan trọng ấy vào 1 nút bấm, thay vì bố trí rải rác trong phần thiết lập thì người dùng sẽ dễ dàng truy cập hơn nhiều.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chụp những tấm hình vui vui với nhiều hiệu ứng, cả tĩnh lẫn động. Sweep Panorama là một tính năng không thể thiếu trên các máy chụp hình của Sony, và Z1 cũng không phải là ngoại lệ. Timeshift cho phép bạn chụp liên tục 60 tấm hình với 1 cú bấm máy, sau đó chọn ra tấm đẹp nhất để lưu - chế độ này rất thích hợp để bạn chụp các vật thể chuyển động hay thể thao. Info-eye và Social live là 2 chế độ chụp độc đáo khác trên Z1. Info-eye cho phép bạn chụp hình một vật thể (ví dụ một cuốn sách hay một chai rượu), sau đó máy sẽ tìm thông tin về vật thể đó cho bạn, còn với Social live, bạn có thể "truyền hình trực tiếp" những đoạn phim bạn quay từ Z1 lên tài khoản Facebook.

Về chất lượng camera, mình có thể nói ngay rằng nếu bạn là kiểu người dùng chỉ muốn ngắm và chụp để có ngay một bức ảnh đẹp thì Z1 có thể không phải là lựa chọn tốt nhất. Đừng hiểu nhầm ý mình, camera của Z1 rất ngon, nhưng để khai thác hết sức mạnh của nó bạn cần phải có một sự hiểu biết nhất định về kỹ thuật chụp ảnh. Ở điều kiện đủ sáng, hình chụp ra từ Z1 sắc nét, màu sắc hài hòa và đẹp mắt. Nhưng chỉ cần ánh sáng yếu đi thì ngay thay cảm ứng sony z lập tức bạn sẽ thấy hình bị noise và mất chi tiết đáng kể. Trong môi trường thật sự thiếu sáng thì đèn flash cũng không giúp ích gì nhiều cho bạn, vì nó là đèn LED đơn và khá yếu. Đây là lúc bạn cần phải chuyển qua chế độ Manual và tùy chỉnh mọi thứ bằng tay. Chất lượng camera phụ của Z1 cũng chỉ dừng lại ở mức trung bình, và hoàn toàn không dành cho những ai có nhu cầu "tự sướng" cao.