Chúng tôi tìm đến thôn Cao Bằng để tìm hiểu về chiếc ghế mây - vật dụng giản dị của nhiều gia đình ở vùng cao Cao Bằng. Được sự dẫn đường của một cán bộ xã, chúng tôi tới nhà anh Phần, 1 trong 3 hộ có nghề làm ghế mây ở thôn. Khi chúng tôi đến cũng là lúc gia đình anh Phần đang bắt đầu thực hiện những công đoạn đầu tiên để làm ghe gia may.
Mặc dù, vừa làm anh Phần vừa trò chuyện với chúng tôi, nhưng các bước thực hiện vẫn rất nhanh nhẹn và chính xác. Anh bảo: Nguyên liệu chính để làm ghế mây là cây mây, do vậy, chúng tôi phải đi cả ngày trời để vào rừng tìm. Những cây mây càng già, thân càng to sẽ được lựa chọn hàng đầu. Theo những người làm ghế có kinh nghiệm, để có thể khai thác và sử dụng, cây mây phải có tuổi thọ từ 2 năm trở lên, như vậy mới đảm bảo độ bền và độ dài của sợi mây. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, nên mây ngày càng khan hiếm. Nhiều lúc không tự đi lấy được, tôi và các hộ làm ghế mây trong thôn phải mua ở một số xã lân cận, thậm chí phải đặt mua từ Cao Bằng về mới đủ nguyên liệu để làm ghế phục vụ nhu cầu của khách tiêu dùng.
Công đoạn đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khi làm ghế giả mây là tạo khung cho chiếc ghế. Cây mây có đặc tính cứng nên sẽ rất khó uốn, vì vậy người làm ghế phải hơ mây qua lửa cho dẻo rồi mới thực hiện các công đoạn uốn khuôn ghế. Công đoạn này khá phức tạp và cầu kỳ, phải cần từ 2 - 3 người mới có thể thực hiện được. Để cố định bộ khung, những thanh gỗ chắc thịt được vót nhẵn và gắn cố định xung quanh hai vòng tròn, những thanh gỗ này quyết định tới chiều cao của chiếc ghế. Mỗi thanh gỗ dài từ 20 đến 30 cm, chiều dài thanh gỗ phụ thuộc vào ý đồ của người làm ghế và nhu cầu người sử dụng trên thị trường. Mây sau khi được vót mịn, sẽ bó thành từng bó treo lên gác bếp hoặc phơi khô ngoài nắng cho mềm mịn, óng ả và có sức bền cao. Thời gian treo càng lâu thì nan mây càng vàng óng và bền.
Sau khi khuôn ghế và chân ghế đã được làm xong, công đoạn cuối cùng là làm mặt ghế. Mặt ghế mây gồm 2 lớp: Lớp dưới làm giá đỡ có tác dụng giữ cho mặt ghế chắc chắn và êm, được đan thô như lớp mạng nhện bằng ruột mây. Đan xong phần giá đỡ, người làm ghế sẽ đan nốt phần mặt ghế bằng mây. Tùy vào thẩm mỹ và sự khéo léo của người đan mà mặt ghế được đan theo nong mốt, hay nong hai, vừa tạo ra những hoa văn đối xứng đẹp mắt, vừa làm cho mặt ghế khít, mang lại cảm giác ngồi êm và thoải mái nhất. Những chiếc ghế mây hoàn thiện được mang ra chợ phiên bán.
Anh Phần cho biết thêm: “Thôn chúng tôi chưa có điện nên chỉ tranh thủ lúc trời còn sáng, cả gia đình mang mây ra đầu hè ngồi đan. Phần khung thì tôi và hai con trai mới có sức để uốn, đan mặt ghế thì mọi thành viên trong gia đình đều có thể làm được. Nếu các thành viên trong gia đình cùng nhau quây quần làm, mỗi ngày có thể làm được 2 chiếc ghế”. Được chứng kiến anh Phầnvà những người thân trong gia đình thực hiện các bước làm chiếc ghế mây, chúng tôi mới thấy việc làm ra sản phẩm bình dị này không hề đơn giản. Nghề này đòi hỏi người làm phải có sức khỏe, sự khéo léo, tỉ mỉ và chính xác trong từng công đoạn, như thế mới làm được chiếc ghe gia may vừa đẹp, vừa chắc chắn và bền.
Hy vọng, với sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, nghề làm ghế giả mây truyền thống của đồng bào dân tộc ở Cao Bằng sẽ phát triển, mang lại thu nhập ổn định cho nhân dân địa phương.

Nguồn: http://minhmy.com.vn/