Sau xu hướng săn tìm đất nền giá rẻ để được vay gói 30.000 tỷ đồng, thị trường Hà Nội đầu năm lại chứng kiến xu hướng mạnh mẽ của cả dân đầu tư và người mua nhà đi "săn" tìm đất nền được tự xây. Sau khi nghe tin một số dự án trước đây buộc phải bán đất kèm nhà xây thô, nay được phép bán đất và người dân được tự xây dựng, nhiều người đã ngay lập tức đi tìm hiểu khắp nơi để chọn mua đất dạng này. Do nếu được tự xây dựng, giá có thể rẻ hơn chủ đầu tư xây tới 30%, tới cả 400-500 triệu đồng. Đó là chưa kể còn được thiết kế bên trong theo ý mình tránh đập đi xây lại lãng phí .


Theo các sàn giao dịch BĐS, do được nghỉ dài nên ngay từ mùng 6 Tết, không chỉ dân Hà Nội mà dân các tỉnh cũng tranh thủ về Hà Nội để đi xem đất do giá đất nền tại nhiều dự án, hiện chỉ ngang hoặc cao hơn một chút so với giá nhà chung cư. Thậm chí nhiều người dự định mua nhà chung cư cho rẻ nay lại tính toán chuyển sang mua đất nền. Theo các chuyên gia kinh tế, xu hướng dịch chuyển sang phân khúc đất nền tự xây là xu hướng tất yếu của thị trường trong lúc này. Bởi thực tế, hàng loạt các dự án ma xây xong không có người ở thời gian qua đã cho thấy sự lãng phí và tính chưa linh hoạt của chính sách. Trong khi đó, những người có nhu cầu ở thật lại không thể tiếp cận nổi do giá BĐS quá cao, một phần có sự đắt đỏ của giá xây thô.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nhiều dự án địa ốc alibaba đang gấp rút xin chuyển từ hình thức bán nhà xây thô sang hình thức phân lô bán nền. Một số dự án để đã có hạ tầng, để dễ bán hàng cũng đã nhanh chóng nghĩ ra cách lách luật là thỏa thuận với người mua cùng xây dựng, nhưng thực chất là cho phép họ tự xây. Thanh khoản đối với loại đất này được ghi nhận là tăng đột biến.

Có thể nói Hà Nội ta được thừa hưởng di sản quản lý đô thị văn minh nhất cuối TK 19, đầu TK20, do vậy Hà Nội đã từng là một trong 3 thành phố đẹp nhất châu Á trước chiến tranh thế giới thứ II (Hà Nội, Thượng Hải, Tokyo). Có được kết quả đó một phần HN được quy hoạch đô thị bởi các KTS tài năng, đồng thời có hệ thống quản lý đô thị khoa học, hiệu quả, đồng bộ… cái mà Hà Nội ta hôm nay đang thiếu nên chuyện nhà siêu mỏng siêu méo còn là câu chuyện dài kỳ.

Gần đây có bạn hỏi tôi là có công trình kiến trúc nào mới được xây ở Hà Nội đẹp không, tôi nghĩ mãi chưa ra… Có mấy tác phẩm thì cũng đã xây dựng từ 15-20 năm trước, các công trình thuộc thế hệ các KTS Lê Hiệp, Lê Văn Lân, Tạ Xuân Vạn. Đấy là cảm nghĩ của cá nhân tôi và các KTS đồng cảm. Vậy là các công trình xây vuông vắn trên các địa điểm rộng rãi còn chưa đẹp thì nói chi đến miếng đất méo mó, nhỏ hẹp ven đường. Có điều là những cái xấu xí bên đường nó đập vào mắt nhiều người, sự phản cảm làm ta nhức nhối nên cái xấu điển hình được bàn luận sôi nổi rộng rãi hơn và tạo ra hội chứng “nhà siêu mỏng, siêu méo“ ồn ào, chứ nhìn chung thì còn nhiều cái xấu hơn nấp sau những dải cây xanh, tường rào hay công trình ít xấu hơn che mất tầm mắt.

Nhà xây trên những thửa đất nhỏ hẹp có mặt tại tất cả các đô thị trên thế giới, ngay cả thành phố hoa lệ như Paris, Tokyo... cũng không thiếu – đó là hậu quả tất yếu của những cuộc canh tân đô thị, khi các kiến trúc sư vạch ra những con đường mới hay mở rộng quảng trường, xén vào khu dân cư. Có điều là các nhà quản lý đô thị, các KTS và các cư dân có cách giải quyết khéo léo, tài tình làm cho thẩm mỹ kiến trúc cảnh quan đường phố vẫn rất hài hòa. Ngay tại Hà Nội cũng đầy những ngôi nhà siêu mỏng trên khu phố cổ, nhưng có ai nhận ra đâu. Có cải cái đình làng góc phố Chả Cá, năm 1926 mở đường xén bay cả cái đình, chỉ còn hậu cung, ấy vậy mà nay qua phố, ai cũng nhận ra đó là cái đình chứ đâu đến nỗi như bây giờ, cứ mở đường mới thì y như rằng tòi ra cái phố mới đầy nhà siêu mỏng, siêu méo ồn ào.

Bất cứ con đường nào mới mở đi qua khu dân cư hiện hữu thì ắt để lại hai bên đường không ít thì nhiều những thửa đất mỏng và méo – ai cũng biết điều đó từ khi đặt bút vẽ con đường. Nhưng hầu như chuyện con voi đứng giữa nhà không ai nhìn thấy, có lẽ đó là nguyên nhân, còn hậu quả thì ai cũng đã được thấy rồi. Khi nghiên cứu mở đường phố mới qua khu dân cư , KTS vẽ trên bản đồ đọa chính (có ranh giới sở hữu lô đất – trong đó có mô tả nhà cửa trên đất) chứ không vẽ lên bản đồ địa hình như hiện nay, chỉ có công trình kiến trúc. Con đường xén cắt nhà cửa, đất đai lộ ra những thửa đất còn lại diện tích nhỏ. méo mó… sẽ được đánh dấu, hợp thửa và đưa ra mô hình xây dựng phù hợp. Thành phố tổ chức đấu giá bán thửa đất đã hợp thửa (các chủ cũ có quyền ưu tiên mua lại nếu trả bằng giá trong phiên đấu giá).

Người trúng thầu cam kết xây nhà theo quy định, về hình thức cũng như đảm bảo vệ sinh (đảm bảo chất lượng nước thải theo quy định vào cống thoát nước thành phố). Các công chức liên quan đến đo đạc đất đai, cấp phép xây dựng, vệ sinh đô thị, thuế phí…. đều phải đóng tiền bảo đảm thế chấp (khoảng 50 lạng vàng) và có công chức cấp cao hơn bảo lãnh. Mọi việc lèm nhèm về luật lệ bị phát hiện sẽ bị sa thải, tiền thế chấp sung công, người bảo lãnh liên lụy. Nhiều nghiên cứu lịch sử đô thị hóa Hà Nội cho biết trong nửa đầu TK20, có rất ít chuyện lộn xộn hay kiện cáo lôi thôi trong lĩnh vực này.