Ở chính đâu đó lại đang thì thầm chờ đợi một cơn sốt dat nen tay bac cu chi mới trên thị trường bất động sản (BĐS). Những thông tin nhà đất lại đang được bàn tán từ các quán cà phê phố cổ Hà Nội tới các quán nhậu hạng sang quận 3 TP Hồ Chí Minh. Phải chăng bong bóng BĐS không vỡ mà lại phình to ra? Lại có cơ hội để đầu tư một vốn bốn lời chăng?


Theo Sở Xây dựng Hà Nội, chỉ số giá giao dịch căn hộ chung cư phân khúc trung cấp trong quý IV/2013 đã tăng nhẹ. Cụ thể, tại quận Ba Đình tăng từ 81 lên 83%, quận Đống Đa tăng từ 75 lên 79%, Hà Đông tăng từ 66 lên 69%, Hoàng Mai tăng từ 71 lên 72%, Long Biên tăng từ 81 lên 82%, Tây Hồ tăng 82 lên 84%... Đáng chú ý, ngay những ngày năm mới, tại một số sàn giao dịch BĐS lớn khu vực Hà Đông, Linh Đàm, lượng người đến giao dịch mua bán căn hộ chung cư, nhà đất thổ cư từ 1-2 tỷ đồng cải thiện rõ rệt so với cùng thời điểm năm trước.

Nhiều dự án giá rẻ cũng “nóng” lên đôi chút như dat nen tay bac cu chi và chung cư CT12 Văn Phú; Nam Xa La (giá từ 560 - 980 triệu đồng/căn); XPHomes (giá từ 800 triệu đồng - 1,2 tỷ đồng/căn)… Thậm chí nhiều dự án chung cư đang tái diễn cảnh khách mua phải trả thêm vài chục triệu đồng cho người mua trước hoặc “cò”. Các dự án xuất hiện “tiền chênh” có thể kể đến như Dự án CT11 và CT12 Khu đô thị mới Kim Văn Kim Lũ (đường Nguyễn Xiển mới) do Xí nghiệp Xây dựng số 1 Lai Châu mở bán.

Hiện giá bán các căn hộ này được chào dao động quanh mức 11,5 - 14,5 triệu đồng/m2 với mức giá chênh 30 - 70 triệu đồng/căn. Trước đó, các căn hộ tại Chung cư Đại Thanh (Khu đô thị Xa La) hay VP5 Linh Đàm cũng đã làm “nóng” thị trường Hà Nội với mức giá chênh vài chục triệu đồng/căn. Các dự án chung cư giá rẻ khác, như Văn Phú Victoria (Khu đô thị Văn Phú - Hà Đông) cũng có giá chênh 15 - 25 triệu đồng/căn đối với các căn hộ có diện tích dưới 70 m2. Dự án CT2 Trung Văn (huyện Từ Liêm) của Vinaconex 3 giá chênh căn hộ diện tích nhỏ lên tới 50 triệu đồng/căn.

Nói cho đúng, thị trường BĐS gồm các thành phần: các chủ đầu tư dự án, các nhà đầu tư thứ cấp và người tiêu dùng. Theo những con số thống kê của Bộ Xây dựng, hiện các chủ dự án còn tồn kho hàng hóa trị giá 94.000 tỷ đồng, dĩ nhiên con số này chưa được các nhà nghiên cứu cho là đã chính xác.

Cụ thể, kiến nghị ổn định lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở mức 3%/năm đối với khách hàng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, thời gian cho vay 15 năm; giảm thuế VAT đối với người mua nhà lần đầu; sớm thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở...

Ngoài ra, UBND TP.HCM cũng đề nghị được tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ, như: tiếp tục cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội hoặc công trình dịch vụ; kéo dài thời hạn thực hiện giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng lên đến 60 tháng (thay vì 36 tháng); tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT đến hết năm 2014 nhằm giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá bán nhà ở và tiêu thụ sản phẩm.

Trước đó, UBND TP.HCM cũng vừa có quyết định mua lại 1.050 căn hộ tại quận Bình Thạnh để bố trí tái định cư cho các dự án trọng điểm. Thêm nữa, hàng loạt các dự án chung cư hạng sang công bố kế hoạch tăng giá bán trong những tháng tới. Chủ đầu tư Dự án Hòa Bình Green City (505 Minh Khai, Hà Nội )cho biết, đợt mở bán thứ 3 sẽ kết thúc vào ngày 15-3 tới đây. Chủ đầu tư đang cân nhắc kế hoạch tăng giá bán trong đợt mở bán tiếp theo.