Người xưa có câu: “Hành thiện tối nhạc” (ý nói làm việc thiện là vui sướng nhất). Lòng người quả thật là kỳ lạ, khi bạn làm việc tốt thì lòng dạ chúng ta lúc nào cũng thấy vui vẻ, hạnh phúc. Thế nhưng mỗi khi làm việc xấu lại cảm thấy sợ hãi, day dứt lương tâm không thôi. Đây dường như là một lời nhắc nhở với mọi người rằng, sinh mệnh con người sinh ra hãy nên làm việc tốt.

Có thể bạn quan tâm: Sach vui | Review sách|
Làm việc tốt không phải lúc nào cũng cần là người có điều kiện thì mới có thể làm việc tốt, mới cho đi. Nhưng trên thực tế đấy chỉ là một thứ không quá quan trọng nếu bạn muốn làm việc tốt. Muốn giúp người khá phải xuất phát từ cái “Tâm” của mỗi người. Cho dù bạn không quá dư dả, nhưng nếu bạn muốn giúp người thì cũng hoàn toàn có thể làm được những việc rất có ý nghĩa ngoài vật chất.



Đôi khi chỉ một lời nói động viên, một cái ôm thật chặt đó cũng là một việc làm tốt đem lại hạnh phúc cho ai đó rồi. Thậm chí những cử chỉ tưởng chừng nhỏ nhặt ấy lại có thể cảm hóa được cả một con người.

Ở một số nơi trên thế giới, việc cho đi không chỉ là tự nguyện mà đây còn là một “nguyên tắc ngầm” đối với hầu hết mọi người.


Cách cho đi để được hạnh phúc của người Do Thái


Cách cho đi để được hạnh phúc của người dân Israel cũng thật đặc biệt, họ không dùng bất cứ thứ tiền bạc nào để cho những người nghèo khổ mà họ lại dùng những thứ lương thực do chính tay họ làm ra để chia sẻ, mang đến hạnh phúc cho mọi người. Mỗi mùa thu hoạch hoa màu chín nơi đây, thay vì họ lấy hết số hoa màu đó về thì họ lại để lại một phần hoa quả ở 4 góc ruộng để cho những ai đi qua họ có thể hưởng thụ.

Bên cạnh đó, họ làm việc này còn có ý nghĩa báo đáp, tỏ lòng biết ơn đối với những vị Thần đã ban cho họ những điều may mắn, giúp họ thoát khỏi những khó khăn để có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc như hôm nay.





Hằng năm, người Do Thái đều tổ chức lễ hội Hanukkah (lễ hội ánh sáng) để gợi nhớ về sự sung túc. Vào dịp này, họ sẽ ở bên người thân và bạn bè tề tựu quanh một đài có nhiều nhánh để cắm nến mỗi đêm. Họ vừa thắp nến và vừa cầu nguyện.

Người Do Thái luôn sống trong cảm giác sung túc khiến họ luôn cảm thấy mình là những người giàu có hơn cả về vật chất và tinh thần. Vậy nên, các thế hệ trẻ nơi đây luôn được dạy dỗ để tiếp nhận quan niệm đáng quý này.



Quan niệm sung túc của người Do Thái còn được thể hiện trong các điều răn, khuyên yêu thương người khác như yêu chính mình. Đó là bởi vì mỗi người Do Thái đều trải qua sự đau khổ và kiếp nô lệ, ít nhất là tổ tiên ông bà họ đã trải qua. Nếu không có sự rộng lượng từ những người hàng xóm, những người lạ mặt, và Chúa Trời thì không ai có thể tồn tại được.



Chính vì vậy họ luôn quan niệm rằng, cho đi đơn giản là một việc làm đúng đắn và sáng suốt mỗi chúng ta nên làm trong cuộc sống này để luôn được hạnh phúc. Hạnh phúc không chỉ là nhận mà còn là sự cho đi của mỗi chúng ta. Giống như lời dạy của vị giáo trưởng Maimonides nổi tiếng ngày xưa đã nói: “Không ai nghèo đi khi làm từ thiện cả”.

View more random threads: