Trong nhiều năm trở lại đây, lĩnh vực xây dựng đang phát triển nhanh chóng, trở thành một ngành mũi nhọn của nền kinh tế. Bên cạnh đó cũng có không ít câu hỏi, thắc mắc được đặt ra đối với công việc này cùng quyền hạn của những người đảm nhận. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về yêu cầu trách nhiệm và quyền hạn của tư vấn giám sát công trình.

>>> Xem thêm : giám sát thi công - bật mí các thông tin cơ bản về tư vấn giám sát

Nhà nước, bộ, ngành liên quan có quy định đối với công tác quản lý chất lượng công trình. Những người tư vấn giám sát cũng được yêu cầu phải hiểu rõ điều này, nắm và vận dụng một cách thông minh và hợp lý.


Một trong những yêu cầu cao nhất của tư vấn giám sát đó chính là cần lập biên bản thông báo ngay cho ban QLDA khi phát hiện có các sai sót. Việc này cần làm nhanh, khẩn trương vì nếu xảy ra lỗi sẽ khiến cho những vấn đề an toàn bị ảnh hưởng.

Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công, giấy phép sử dụng thiết bị, máy móc, vật tư, phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng,.. đều là những điều kiện cần mà nhà thầu cần đáp ứng được trước khi khởi công. Nhiệm vụ quan trọng của tư vấn giám sát chính là kiểm tra những yếu tố này. Qua đó đánh giá được năng lực đảm nhận của nhà thầu có phù hợp với yêu cầu của công trình đó hay không.

Thí nghiệm dung trọng đất, kiểm tra cường độ bê tông, đúc mẫu, chất lượng mối hàn,..là những cuộc kiểm tra cần thiết trước khi tiến hành xây dựng. Trong suốt quá trình này tư vấn giám sát cần theo dõi toàn bộ, tránh xảy ra sai sót cũng như tình trạng “dấu bệnh”, giả mạo kết quả kiểm nghiệm.

Trong quá trình giám sát thi công, tư vấn giám sát cần ghi rõ thông tin, số liệu vào nhật ký, biên bản cụ thể. Trong biên bản có nhiều mục thông tin như biện pháp thi công, tiến độ/kế hoạch tiến độ,.. Đây là những điều dùng để sao lưu và đối chiếu lại nếu như có những lỗi nào đó phát sinh hay phục vụ quá trình thanh kiểm tra.

Trong quá trình làm việc, các tư vấn giám sát có quyền hạn được yêu cầu những đơn vị thi công thực hiện đúng với thiết kế đã được phê chuẩn, những thông tin kỹ thuật cần thiết. Điều này nhằm đảm bảo công trình thi công theo tiêu chuẩn, đảm bảo yếu tố an toàn.

Các khối lượng chưa được kiểm tra, nghiệm thu thì tư vấn giám sát không thanh toán phần công việc đó.

Trước khi xây dựng công trình, người ta đã ấn định rõ về thiết kế. Tuy nhiên, nếu như tư vấn giám sát để tổ chức xây dựng lắp đặt không đúng và không đưa ra được lý do chính đáng thì đó chính là một hành vi sai trái, không làm đúng chức trách và phải chịu trách nhiệm trước việc làm của mình. Mỗi một thay đổi thiết kế được thực hiện sau khi đưa vào thi công đều cần trải qua những tính toán kỹ lưỡng của một đội ngũ chuyên nghiệp, phải thông qua các ban ngành, được cấp giấy phép mới triển khai. Chính vì thế, tư vấn giám sát không được tự ý thay đổi thiết kế đã qua kiểm tra.

Tiến độ của một công trình được quyết định rất lớn bởi tư vấn giám sát. Thứ nhất tư vấn giám sát sẽ theo sát từng quá trình hoạt động của một công trình từ khi mới khởi công tới ngày kết thúc, người này có trách nhiệm đảm bảo quá trình diễn ra một cách suôn mượt và đúng thời hạn. Họ cần giải quyết các vấn đề phát sinh và báo cho chủ thầu để chủ thầu giải quyết một cách kịp thời. Nếu phát hiện mà không báo thì đây là lỗi của tư vấn giám sát và họ sẽ phải chịu trách nhiệm về vấn đề này với cấp trên. Ngoài ra trong quá trình thì công có những sai sót nào hay không, tư vấn giám sát cũng phải nắm rõ để kịp thời cập nhất với lãnh đạo. An toàn là yếu tố được mọi người đặt lên hàng đầu trong quá trình xây dựng, thi công một công trình kiến trúc. Nói đến lĩnh vực này, chúng tôi muốn đề cập nhiều hơn tới những người làm tư vấn giám sát công trình - một công việc có vai trò rất quan trọng.

>>> Xem thêm : giám sát công trình xây dựng - tư vấn giám sát công trình có các quyền hạn và trách nhiệm nào